- Back to Home »
- huongdan »
- Mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh 2013
Mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh 2013
Bình nóng lạnh là thiết bị hữu dung, phổ biến
của mỗi gia đình để tiện nghi hóa cuộc sống. Nhưng nếu không sử
dụng đúng cách sẽ tiêu tốn nhiều điện năng, giảm độ bền của
bình nóng lạnh gia đình.
Vậy sử dụng bình nóng lạnh như thế nào là đúng
cách, hiệu quả và tiết kiệm điện?
Hãy tham khảo những bí quyết sau để tiết kiệm tối đa cho bình nóng
lạnh gia đình bạn!
Sử dụng bình nóng lạnh an toàn
Tránh tổn thất và lãng phí nhiệt
Thông thường máy nước nóng điện có hai loại: máy trực tiếp
và máy gián tiếp. Nếu máy trực tiếp hầu như chỉ tiêu thụ điện trong lúc mở van
nước sử dụng, thì đối với máy gián tiếp dù không sử dụng nước vẫn luôn tiêu thụ
một lượng điện năng nhất định nhằm duy trì nhiệt độ nước ở mức cài đặt. Lấy một
ví dụ cụ thể về kết quả thực nghiệm của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM
cho biết mức tiêu thụ điện năng của một máy gián tiếp loại 50 lít như sau:
- Khi nhiệt độ nước nóng được cài đặt ở mức 650C, tiêu hao điện năng trong chế độ chờ trong một ngày đêm (24 giờ) khoảng 1,2 kWh. Nếu giảm nhiệt độ nước nóng xuống 450C, tiêu hao điện năng tương ứng khoảng 1,1 kWh. Như vậy, cài đặt nhiệt độ càng cao thì tiêu hao điện năng trong chế độ chờ càng cao.
- Khi nhiệt độ nước nóng được cài đặt ở mức 650C, tiêu hao điện năng trong chế độ chờ trong một ngày đêm (24 giờ) khoảng 1,2 kWh. Nếu giảm nhiệt độ nước nóng xuống 450C, tiêu hao điện năng tương ứng khoảng 1,1 kWh. Như vậy, cài đặt nhiệt độ càng cao thì tiêu hao điện năng trong chế độ chờ càng cao.
Bạn bật điện 24/24 thì cũng là việc điện của bạn sẽ đun nước
nóng để bù vào phần tổn thất nhiệt năng do thất thoát trên đường ống dẫn quá
xa, đấu nối nhiều thiết bị, bảo ôn của bình kém,… Nếu dùng bình gián tiếp thì
nên tắt khi sử dụng và không dùng.
Từ kết quả trên, chúng ta có thể rút ra những khuyến cáo đối
với máy gián tiếp như sau:
- Thời gian nước nóng nguội đi từ nhiệt độ 650C xuống 600C
là khoảng chín giờ. Trong khi thời gian máy đun nước nóng từ 600C lên 650C là
khoảng chín phút.
- Cài đặt nhiệt độ nước nóng vừa đủ, không nên quá cao. Trường hợp dùng nước nóng thường xuyên cho bồn tắm nên cài đặt không quá 650C, và trong trường hợp ít hoặc không dùng cho bồn tắm (chỉ dùng cho bồn rửa) thì nên cài đặt không quá 450C.
- Cài đặt nhiệt độ nước nóng vừa đủ, không nên quá cao. Trường hợp dùng nước nóng thường xuyên cho bồn tắm nên cài đặt không quá 650C, và trong trường hợp ít hoặc không dùng cho bồn tắm (chỉ dùng cho bồn rửa) thì nên cài đặt không quá 450C.
- Chỉ sử dụng loại máy gián tiếp khi có nhu cầu sử dụng nước
ấm cho bồn rửa, bồn tắm…
- Nếu không có nhu cầu sử dụng nước nóng trong thời gian dài
, như vào ban đêm nên tắt CB cấp nguồn điện cho máy, tránh lãng phí điện năng
trong chế độ chờ và bật máy khi có nhu cầu sử dụng.
Sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện
Sử dụng bình nóng lạnh hợp lý giúp tiết kiệm chi
phí cho gia đình bạn.
- Không nên bật máy nước nóng suốt 24/24h, vừa tốn điện vừa
có nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện.
- Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện,
khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt,
phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa
bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm
tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng
nước.
- Khi dùng bình nóng lạnh nên để ở chế độ trung bình thì sẽ
rất bền , nhớ là hàng năm phải bảo dưỡng thanh nhiệt trong máy (nếu nguồn nước
nơi bạn sống tốt – tức là lượng tạp chất đặc biệt là CaCO3 ít thì 2 năm bảo dưỡng
bình nóng lạnh cũng được).
- Độ cao treo máy khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc
theo đường ống, máy nước nóng phải để gần nơi sử dụng.
- Khi thấy người bị giật điện do máy nước nóng, không nên
lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện, sau đó đưa người bị giật ra
ngoài và làm các thao tác sơ cứu.
- Sau thời gian sử dụng 2-3 năm nên nhờ thợ bảo dưỡng và kiểm
tra thiết bị để đảm bảo thiết bị an toàn và hoạt động tốt. Không nên sử dụng những
bình quá cũ.
- Không nên chỉnh chế độ tối đa của máy nhằm kéo dài tuổi thọ
bình và nhất là giúp giảm nguy cơ bỏng cho trẻ em, phòng trường hợp các bé vô ý
mở vòi bên phía nước nóng gây phỏng nặng. Việc lắp đặt cũng nên trên tầm với của
trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra bằng bút thử điện xem có rò rỉ điện
hay không, cần phải định kỳ quan sát dây, chỗ nối, đề phòng trường hợp điện thẩm
thấu ra ngoài gây giật.
- Khi mới lắp máy, nếu nước thường xuyên có cặn hay nhiễm
phèn… thì nên mở bình kiểm tra, súc rửa thường xuyên để tránh hiện tượng tắc,
gây gỉ sét vỏ và rò điện.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho
bạn trong sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả bình nóng lạnh gia đình.
Hãy gọi ngay cho để được tư vấn và cung cấp dịch vụ
chất lượng- giá rẻ cho bình nóng lạnh nhà bạn!